Hiện nay, có nhiều vật liệu trám răng thẩm mỹ khác nhau. Để biết thêm những thông tin liên quan các bạn cùng tham khảo thêm bài viết dưới đây. bọc răng sứ cho răng bị sâu là như thế nào?

Vật liệu Amalgam

Thực tế đây là hỗn hợp pha trộn giữa thủy ngân với các thành phần kim loại (chủ yếu là bạc và thiếc đồng). Trong đó thủy ngân chiếm từ 45 – 50%. Nhờ thủy ngân mà hợp chất trám với có sự kết dính với nhau, giúp bác sỹ dễ dàng thao tác trong xoang trám.
Tìm hiểu những vật liệu trám răng thẩm mỹ
Vật liệu Amalgam
Miếng trám amalgam không gây độc và được áp dụng 150 năm trên toàn thế giới những vẫn có khoảng 1% dị ứng với thủy ngân có trong amalgam, trám bạc cũng có khả năng bị gãy vỡ do chất liệu này dễ bị co giãn bởi nhiệt độ hơn những chất liệu khác. Vật liệu này có thể trám trực tiếp trên răng, thao tác dễ dàng và hoàn thành sau một buổi hẹn.
Trám răng với chất liệu amalgam có ưu điểm là có độ bền chắc cao, chịu lực tốt và thường được lựa chọn là vật liệu trám răng hàm. Tuy nhiên, màu xám bạc của amalgam thường không có tính thẩm mỹ và những phụ nữ có thai không nên sử dụng trám amalgam để tránh dị ứng có thể xảy ra. Vật liệu amalgam cũng không có tính thẩm mỹ cao, sau khi trám răng bị nhạy cảm với nhiệt độ thực phẩm vì amalgam dẫn nhiệt tốt. Miếng trám amalgam phải sau 24 giờ mới đạt được đến độ cứng ổn định của nó, vì vậy, bệnh nhân không được nhai thức ăn ngay sau khi trám xong.

Vật liệu Xi măng silicat

Xi măng Silicat là vật liệu trám răng đã được dùng từ lâu, nhưng tính thẩm mỹ ổn hơn Amalgam do có màu gần giống với màu của răng, do đó có thể trám thẩm mỹ ở nhiều vị trí khác nhau nhưng dùng để trám trực tiếp vào những chỗ ít chịu lực nhai mạnh của răng. Ngoài ra, xi măng silicat có khả năng bám rất chắc vào răng sau khi đã làm khô nên hiếm khi bị bong rơi sau trám. Có một số loại xi măng silicat còn chứa thành phần Fluoride trong cấu tạo. Nhờ thế, chất liệu này về lâu dài có thể không bị sâu đồng thời giảm tỷ lệ sâu răng thật tốt. Tuy vậy, chất liệu này khi làm cứng lại chịu lực không tốt, chống mòn kém, về lâu dài phải thay chất trám thường xuyên. Bác sỹ chỉ khuyên dùng xi măng silicat cho cổ răng – nơi dễ phát sinh sâu răng và ít chịu lực nhai trực tiếp.
Thao tác trám với xi măng silicat cũng khá đơn giản mà có thể hoàn thành sau một lần hẹn, tuy nhiên độ bền của vật liệu này thường không cao do độ cứng kém hơn amalgam.

Vật liệu composite

Composite là một loại nhựa dẻo trong nha khoa và được coi là vật liệu trám răng thẩm mỹ được áp dụng phổ biến nhất, có sự kết hợp tốt với cấu trúc hóa học của răng. Chất liệu có màu sắc khá tương đồng với màu răng thật của bạn, do đó sau khi trám không có sự chênh lệch với răng thật, không bị lộ khi giao tiếp, thường được sử dụng trám những vị trí đòi hỏi tính thẩm mỹ cao như răng cửa.
Thao tác trám composite khá đơn giản khi bác sỹ chỉ cần dán keo dính lên bề mặt răng, trám bít vật liệu lên phần răng khuyết mô và đông cứng dưới tác dụng của đèn laser hoặc halogen là có thể hoàn tất. Tuy nhiên, composite đòi hỏi tay nghề bác sỹ chuẩn xác nếu không sẽ khiến vật liệu khó bền trên răng và không đúng tạo hình như mong muốn.
Trám răng thẩm mỹ với composite có thẩm mỹ nhưng độ bền thường không cao và sau 2-3 năm bạn có thể phải hàn trám lại do vật liệu bị bong bật ra khỏi bề mặt trám do tác dụng của lực nhai hoặc kích thích nóng lạnh.
Các vật liệu trám răng trên đây thường dùng để trám trực tiếp trên răng và thường hoàn thành sau một buổi hẹn. Có một số chất liệu thích hợp cho trám theo phương pháp Inlay/Onlay – kỹ thuật trám phức tạp hơn nhưng cho kết quả tốt hơn. Với kỹ thuật này thì bác sỹ sẽ tạo xoang trám trên răng, sau đó lấy dấu răng để gửi về labo chế tạo miếng trám có hình dạng kích thước bằng với xoang trám rồi mới gắn trở lại trên răng. Kỹ thuật này có thể dùng vật liệu vàng hoặc kim loại quý vật liệu sứ vừa có độ chắc lại tạo thẩm mỹ cho răng. Các vật liệu này có độ bền khá cao và có thể được chỉ định bất cứ răng nào trừ các trường hợp có vấn đề khớp cắn, nghiến răng.

Hàn trám với công nghệ hàng đầu của Hoa Kỳ

Trám răng LE.Max mà Nha khoa Đăng Lưu đang áp dụng là công nghệ tiên tiến nhất Hoa Kỳ hiện nay, có thể hạn chế tối đa việc xâm lấn mài cùi răng như cách bọc răng sứ, không làm răng thay đổi về cấu trúc, xương hàm. Dưới tác dụng của năng lượng laser, chất liệu trám được kích thích tạo chân bám cố định, không co kéo hoặc bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ nóng lạnh, sẽ bền chắc hơn nhiều so với sử dụng công nghệ bình thường bằng cách chiếu đèn halogen. Sau khi hàn trám, vết trám có độ bền chắc cao, không dễ bị bong tróc khi ăn nhai, đảm bảo duy trì ăn nhai một các bình thường mà không bị cộm cấn, khó chịu.
TG: Trang
 
Top