Răng sứ bị lỏng là tình trạng thường gặp, nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời sẽ có nhiều ảnh hưởng đến ăn nhai cũng như thẩm mỹ của toàn hàm. Nguyên nhân và cách xử lý trong bài viết niềng răng có hết móm không này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn.
Vì sao răng sứ bị lỏng?
Cấu tạo răng sứ chủ yếu gồm 2 phần: phần lõi bên trong và lớp phủ sứ bên ngoài. Phần lõi bên trong thường phân chia thành lõi kim loại hoặc lõi toàn sứ. Nếu lõi răng làm từ kim loại thì được gọi là răng sứ kim loại. Lõi răng làm bằng chất liệu sứ thì là răng sứ toàn sứ.
Bọc răng sứ là phương pháp phục hình khiếm khuyết của răng, giúp răng đều đặn, cân đối và trắng sáng hơn. Bác sĩ sẽ bọc bên ngoài răng bằng một mão răng sứ. Mão răng sẽ bao bọc toàn bộ mô răng ở cả 5 mặt nên khi ăn nhai bạn sẽ nhai trên lớp sứ còn mô răng bên trong thì được đóng kín lại. Vậy, nguyên nhân răng sứ bị lỏng là gì?
![]() |
Phục hình răng sứ bị lỏng do kỹ thuật kém* |
- Do vệ sinh răng miệng kém, không loại bỏ được thức ăn vụn, mảng bám khiến chúng bám lâu ngày trên răng. Khi có tác động của axit sẽ bị vôi hóa, là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển gây bệnh viêm nướu, viêm nha chu, nhiễm tùng tủy răng. Khi chân răng bị yếu thì răng sứ bị lung lay, lỏng lẻo là điều dễ nhận thấy.
- Sau khi sử dụng một thời gian, lớp keo cố định mão răng và cùi răng bị phá vỡ do môi trường nước bọt, vi khuẩn. Điều này gây hiện tượng rỗng cùi và khiến răng sứ dễ bị rơi ra. Nếu mão răng còn tốt thì bác sĩ có thể điều chỉnh lại, nhưng nếu mão răng đã quá cũ thì cần phải thay mới.
- Kỹ thuật phục hình không chính xác, mão sứ và cùi răng không sát khít với nhau tạo khoảng hổng giữa kết cấu 2 lớp, răng sứ bị lỏng nhanh hơn.
Xử lý răng sứ bị lỏng như thế nào?
Để biết nguyên nhân chính xác khiến răng sứ bị lung lay, bạn cần đến trực tiếp nha khoa thăm khám. Dựa vào từng nguyên nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định cách khắc phục phù hợp.
- Nếu răng sứ bị lỏng nhưng cùi răng vẫn tốt: Thân răng vẫn còn chắc khoẻ có thể do kỹ thuật phục hình không tốt, không tạo được sự khít sát giữa cùi răng và răng sứ. Bạn chỉ cần tìm đến các trung tâm nha khoa, tháo mão răng và gắn lại như ban đầu.
![]() |
Cần khắc phục răng sứ bị lỏng càng sớm càng tốt* |
- Nếu răng sứ bị lỏng do bị viêm nhiễm: Cần phải vệ sinh khoang miệng sạch sẽ, điều trị vôi răng và mảng bám bằng biện pháp nha khoa. Khi viêm nhiễm nặng, có thể kết hợp điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh. Trường hợp răng đang trong giai đoạn lấy tủy có thể lung lay nhiều và sau kết thúc giai đoạn này răng đa phần sẽ cứng chắc lại.
Từ những thông tin trên, tốt nhất bạn nên đến ngay nha khoa để bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng răng sứ bị lỏng, lung lay là do đâu. Từ đó mới có biện pháp khôi phục kịp thời, hạn chế được biến chứng.
Ngavvt